Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và Châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh.
– Tên đầy đủ: Cộng Hòa Xinh-ga-po (Singapore)
– Thủ đô: Singapore
– Thể chế chính trị: Cộng hoà Nghị viện
– Ngày quốc khánh: 9 tháng 8 năm 1965
– Đứng đầu nhà nước: Tổng thống S R Nathan (kể từ 1 tháng 9 năm 1999). Tên chính thức dùng trên các văn bản: Sellapan Ramanathan
– Đứng đầu chính phủ: Thủ tướng Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong) từ ngày 12 tháng 8 năm 2004
– Tiền tệ: đô-la Singapore (SGD)
– Sân bay: 8
1. Đặc điểm địa lý
– Vị trí: nằm ở cực Nam Bán đảo Mã Lai, phía Bắc giáp Ma-lai-xi-a, Đông – Nam giáp In-đô-nê-xia, nằm giáp eo biển Ma-lắc-ca, trên đường từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.
– Diện tích: 692,7 km2, gồm 64 đảo, 1 đảo lớn và 63 đảo nhỏ.
– Khí hậu: nhiệt đới, nóng, độ ẩm cao và lượng mưa nhiều do vị trí của đảo nằm ngoài hải dương và gần đường xích đạo. Nhiệt độ trung bình: 26,70C; độ ẩm trung bình: 84,4%, lượng mưa trung bình trong năm: 2,359 mm.
– Tài nguyên: hải sản, cảng nước sâu
2. Con người
– Dân số: 4,701,069 (2010)
– Ngôn ngữ: Tiếng Trung Quốc, Tiếng Mã Lai (quốc ngữ), Anh, Tamil
– Tỷ lệ người nước ngoài nhập cư: 4.79 người / 1,000 dân
– Tỷ lệ biết đọc viết: 92.5%
– Các dân tộc: Trung Quốc 76.8%, Malay 13.9%, Ấn Độ 7.9%, và các dân tộc khác 1.4%.
– Tôn giáo: Đạo Phật 42.5%, Đạo Hồi 14.9%, Taoist 8.5%, Hindu 4%, Catholic 4.8%, Thiên chúa 9.8%, không tôn giáo 14.8%.
3. Kinh tế
Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước. du học singapore
Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu Châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến, điện tử và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là Khu công nghiệp Du-rông (Jurong). Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở Châu Á.
Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và Châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh.
Singapore có nền kinh tế phát triển và thị trường hoàn toàn tự do. Môi trường kinh doanh lành mạnh, không có hối lộ, giá cả ổn định, thu nhập bình quân trên đầu người cao hơn hầu hết các nước phát triển khác. Nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu, đặc biệt là hàng điện tử tiêu dùng, sản phẩm công nghệ thông tin, dược phẩm và khu vực dịch vụ tài chính hiện đang phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt 6.8% trong các năm từ 2004 -2008, nhưng có giảm mạnh còn 2.1% do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm 2009, GDP giảm xuống -1.3%. Kinh tế Singapore có dấu hiệu phục hồi vào năm 2010 và dự đoán tốc độ tăng trưởng sẽ đạt 5%. Trong tương lai, chính phủ hy vọng sẽ xây dựng một lộ trình tăng trưởng tập trung vào tốc độ tăng trưởng sản xuất. Singapore thu hút đa số các nhà đầu tư đặc biệt trong lĩnh vực dược phẩm và các sản phẩm công nghệ y tế.
Tình hình đầu tư vào Việt Nam
Tính đến tháng 6 năm 2011, Singapore đã có 934 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký lên tới hơn 23 tỉ USD, đứng thứ 2 trong số hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Riêng 6 tháng đầu năm 2011, Singapore có 43 dự án với tổng số vốn hơn 1.2 tỉ USD.
4. Văn hóa
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Singapore là cơ cấu dân số đa dạng gồm nhiều chủng tộc nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi và những thành tựu thương mại của đất nước. Được ngài Thomas Stamford Raffles khai phá vào ngày 29 tháng 1 năm 1819, và sau đó xây dựng thành đầu mối giao thương buôn bán, Singapore – một làng chài nhỏ bé ngày nào đã nhanh chóng thu hút những người dân nhập cư và các thương nhân đến từ Trung Quốc, tiểu lục địa Ấn Độ, Indonesia, bán đảo Mã Lai và vùng Trung Đông.
Lôi cuốn bởi viễn cảnh tương lai tươi đẹp, những người nhập cư đã mang theo những nét riêng về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và các lễ hội của mình đến Singapore. Các cuộc kết hôn chéo và sự chung sống hòa hợp giữa những dân tộc khác nhau đã dệt nên một bức tranh văn hóa đầy màu sắc, hình thành nên một xã hội Singapore đa dạng nhiều mặt và để lại cho đảo quốc này một di sản văn hóa phong phú đầy sức sống.
Cho đến cuối thế kỉ 19, Singapore đã trở thành một trong những thành phố đa chủng tộc – đa văn hóa nhất của châu Á với các dân tộc chủ yếu là người Hoa, người Mã Lai, người Ấn, người Peranakan và những người lai Á Âu.
5. Nghệ thuật
Với nhiều bảo tàng nghệ thuật, phòng trưng bày, triển lãm, học viện đào tạo nghệ thuật, các đoàn biểu diễn nghệ thuật danh tiếng, v.v…, Singapore là một đất nước có nền nghệ thuật đa dạng và sống động. Đảo quốc này là cái nôi của nhiều nghệ sĩ tài năng, với vô số các tác phẩm nghệ thuật xuất sắc, nổi tiếng cả trong và ngoài nước.
Trong những năm gần đây, các chương trình đào tạo và phổ cập nghệ thuật ở Singapore đã phát triển và mở rộng hơn trong cộng đồng. Trường Trung Học Nghệ Thuật (SOTA) – một trong những trường nghệ thuật được Chính Phủ tài trợ, chịu trách nhiệm đào tạo và ươm mầm những tài năng trẻ trong lĩnh vực nghệ thuật. Nếu là người yêu thích và ham muốn khám phá các góc nhìn khác nhau về nghệ thuật, Singapore là nơi bạn sẽ dễ dàng tìm thấy và chiêm ngưỡng nhiều khu trưng bày được thiết kế theo những trường phái nghệ thuật khác nhau.
6. Ấm thực
Làng ẩm thực East Coast Lagoon |
Với di sản đa văn hóa giàu có, Singapore quả là điểm hội tụ của nhiều hương vị ẩm thực. Bạn có thể nhận ra nét đa dạng của văn hóa Singapore thể hiện trong vô số các món ăn mang phong vị dân tộc từ Trung Hoa, Mã Lai, đến Ấn Độ, Peranakan và rất nhiều nơi khác.
Món ăn Trung Hoa là một trong những mảng chính trong ẩm thực Singapore. Người Trung Quốc tin vào việc kết hợp các nguyên liệu để tăng cường hòa hợp âm dương trong món ăn. Thức ăn cũng được dùng với tính chất biểu tượng, như mì sợi tượng trưng cho sự trường thọ, hào tượng trưng cho điềm may và cá tượng trưng cho thịnh vượng phát đạt.
7. Mua sắm
Tại Singapore, mọi mặt hàng đều có chương trình khuyến mãi quanh năm nhưng tiêu biểu nhất là Mùa Siêu Khuyến Mãi Great Singapore Sale. Thêm vào đó, hệ thống các trung tâm mua sắm với đẳng cấp hàng đầu thế giới nằm san sát nhau sẽ đem lại vô vàn lựa chọn mua sắm. Các trung tâm thương mại nổi tiếng tại Singapore như Ngee Ann City, ION Orchard và VivoCity.
(Nguồn: VCCI; http://www.yoursingapore.com/content/traveller/vi/experience.html; Internet)