Oops! It appears that you have disabled your Javascript. In order for you to see this page as it is meant to appear, we ask that you please re-enable your Javascript!
Home » Hành trang du học » Cẩm nang du học » 3 ngành đáng học ở Singapore

3 ngành đáng học ở Singapore

Trong những năm gần đây, Singapore đang nổi lên là một điểm đến lý tưởng của nhiều học sinh sinh viên có nguyện vọng du học một nền giáo dục tiên tiến ngay tại Châu Á. Hẳn bạn đang thắc mắc rằng ngành nào là thế mạnh của hệ thống giáo dục “đảo quốc sư tử” này và tại sao lại như vậy?

a

Với những đô thị mới nổi mang tính chất đa dạng, quốc tế, một nền kinh tế ổn định và sự phát triển trong mối liên kết toàn cầu, Singapore là một địa điểm du học đáng cân nhắc khi bạn đang tìm kiếm một bước đệm vững chắc cho sự nghiệp tương lai của bản thân. Là vùng công nghiệp trọng điểm và trung tâm kinh tế của châu Á, những ảnh hưởng từ luồng dân cư quốc tế của Singapore sẽ giúp sinh viên tốt nghiệp thiết lập những mạng lưới nghề nghiệp mạnh mẽ. Trong tất cả những ngành và lĩnh vực mà quốc gia này chuyên đào tạo và có sức ảnh hưởng lớn thì có 3 lĩnh vực đặc biệt nổi trội hơn hết. Bài viết dưới đây sẽ đề cập 3 lĩnh vực nói trên và giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng cho con đường du học tương lai với những ngành nghề này!

  1. TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN (MEDIA AND COMMUNICATIONS)

Sở hữu hệ thống trang thiết bị viễn thông phát triển vượt bậc, Singapore được xếp hạng 5 trong bảng xếp hạng quốc gia có nền kinh thế được kết nối mạng tốt nhất thề giới vào năm 2007-2008. Từ năm 1997 đến 2008, mảng truyền thông của quốc gia này tăng trung bình 6.8% mỗi năm, trong khi mảng thông tin truyền thông và cả phương tiện truyền thông hiện tại đang chiếm 10% tổng cơ cấu GDP cả nước Singapore.

mass-public_16_9

Chỉ vỏn vẹn trong vòng chưa đến 2 thập niên, ở một lĩnh vực hoàn toàn mới, bắt đầu từ con số 0 đã trở thành một trong những lĩnh vực “hot” và thu hút nhiều vốn đầu tư lẫn nhân tài nhất Singapore. Ngoài ra, nhiều tập đoàn truyền thông nổi tiếng nhất cũng đã đặt văn phòng làm việc tại Singapore, bao gồm các “ông lớn” như: EA Games, Lucasfilm (nhà sản xuất “Star Wars” – “Chiến tranh giữa các vì sao”), BBC, MTV, Disney và ESPN (kênh truyền hình chuyên về thể thao). Sự đầu tư của các hãng này vào thị trường Singapore cũng phần nào phản ánh sự phát triển không ngừng trong cơ hội nghề nghiệp ngành truyền thông của quốc gia này – một vùng đất “đắt giá” dành cho những bạn đam mê truyền thông.

Xem thêm :  Du học Singapore tại MDIS nên chọn ngành nào?

Bạn cũng nên biết rằng Singapore nổi tiếng khắp Châu Á nhờ sự bảo vệ tài sản trí tuệ tốt nhất, và cùng với lực lượng lao động quốc tế ngày càng nhiều và quy định chặt chẽ về quyền tác giả ngày càng chặt chẽ, cam đoan với bạn rằng không có nơi nào tuyệt vời hơn để phát huy sự sáng tạo của bạn!

Trường Đại học xếp hạng cao nhất của quốc gia này, Đại học Quốc gia Singapore (National University of Singapore – NUS) xếp hạng 4 thế giới trong lĩnh vực này và đặc biệt, chương trình Thạc sĩ Truyền thông và Phương tiện mới (MA Communications & New Media) của trường được đánh giá nằm trong top 8 tốt nhất thế giới. Bên cạnh đó, Đại học Công nghệ Nanyang (Nanyang Technological University) cũng giảng dạy nhiều chương trình liên quan như Truyền thông Phương tiện, Nghệ thuật Kỹ thuật số,.v.v. ở cả 2 bậc đại học và sau đại học.

  1. NGÂN HÀNG VÀ TÀI CHÍNH (BANKING AND FINANCE)

Ngoài việc được mệnh danh là trung tâm ngân hàng và tài chính của khu vực Đông Nam Á, Singapore còn được biết đến là một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất thế giới. Với một nền kinh tế vững mạnh và được điều tiết hiệu quả, các trung tâm giao dịch ngoại hối của Singapore nằm trong top thế giới và các dịch vụ tài chính kinh tế chiếm hơn 20% tổng cơ cấu GDP cả nước. Singapore còn được gọi bằng một biệt danh khác là “Thụy Sĩ của Châu Á” và nhanh chóng trở thành quốc gia thu hút nhiều ngân hàng tư nhân đến từ nhiều khu vực khác nhau.

Xem thêm :  Du học Singapore chuyển tiếp Úc tiết kiệm chi phí cùng ĐH James Cook

bank-intro-egy

Với khu vực tài chính tăng đáng kể (16.9%) vào năm 2007, Singapore dần khẳng định vị thế của mình bằng nền kinh tế phát triển mạnh và nhận được liên tiếp ba đánh giá A. Tuy nhiên, đảo quốc này đang thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực này do sự bùng nổ của kinh tế và ngành tài chính ngân hàng. Để đáp ứng những nhu cầu này, chính phủ Singapore đã quyết định thi hành chính sách “mở cửa” đối với những nhân lực tiềm năng với trình độ chuyên môn cao đến từ các nước khác. Nhờ vậy, Singapore đã trở thành một trong những thị trường kinh tế nhiều thu hút nhân tài quốc tế nhất, đứng thứ 2 trên toàn thế giới.

Trong khi ngành Kế toán và Tài chính của Đại học Quốc gia Singapore xếp hạng 8 toàn cầu, bạn cũng có thể xem xét học Cử nhân Quản lí Kinh doanh hoặc lựa chọn học các khóa Thạc sĩ tại Khoa Kinh doanh Lee Kong Chain trực thuộc Đại học Quản lí Singapore (Singapore Management University – SMU). Về ngành này thì Đại học Quản lí Singapore chẳng hề kém cạnh, với thế mạnh đào tạo khối ngành Kinh tế và Quản lí, SMU là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn!

  1. KỸ SƯ ĐIỆN TỬ (ELECTRONIC ENGINEERING)

Trong khi khu vực Châu Á có nhu cầu nhân lực kỹ sư ngày càng tăng để hỗ trợ việc phát triển năng lượng, công nghiệp điện và kể cả hóa học thì ngành điện tử được ví von như là nền tảng của khu vực sản xuất nước nhà. Năm 2001, 65% nghiên cứu và nguồn tài trợ của Singapore đều tập trung vào lĩnh vực điện tử. Chưa kể, cứ trong mỗi 4 nghiên cứu thì có 1 nghiên cứu do học sinh tiến hành trong lĩnh vực điện và kỹ sư điện tử. Những con số này đều đã nói lên được sự quan tâm của nhà nước đối với ngành này và cả tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế quốc dân.

Xem thêm :  Đi tìm lý do nhóm ngành kinh doanh luôn “hot”

Electronic-Engineer

Tại Singapore còn có sự xuất hiện của các “đại gia” như GP, Sony và AU Optronics góp phần vào việc sản xuất thiết bị và linh kiện điện tử. Singapore còn được biết đến là nhà cung cấp ổ cứng cho hơn 40% sản phẩm toàn cầu. Chính sự tăng trưởng đáng kể trong khu vực này đã tạo ra nhu cầu tuyển dụng lớn các nhân sự có tay nghề, trình độ dân trí cao, đặc biệt đối với những vị trí như: thiết kế vi mạch, kỹ sư phát triển quy trình và kỹ sư phát triển thử nghiệm.

Ngoài ra, nhiều dự án, kế hoạch phát triển đã được triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng việc làm và đảm bảo sự phát triển liên tục của lĩnh vực này. Ví dụ, vào năm 2010, Hội đồng Phát triển Kinh tế Singapore hợp tác với Đại học Công nghệ Nanyang đã mở một Trung tâm Thiết kế Vi mạch (VIRTUS) với mục tiêu đào tạo ít nhất 100 học viên theo học khóa sau đại học theo hướng chuyên môn ngành Thiết kế Vi mạch trước năm 2014. Bạn cũng có thể tìm thấy nhiều loại học bổng cho sinh viên theo học lĩnh vực điện tử ở cả 2 bậc học: đại học và sau đại học.

Đan Thư – CTV INEC

(Nguồn: Hotcoursesabroad)